Tranh cãi và cải cách Tổ_chức_Giáo_dục,_Khoa_học_và_Văn_hóa_Liên_Hợp_Quốc

Trật tự thông tin và truyền thông thế giới mới

UNESCO đã từng là trung tâm của tranh cãi trong quá khứ, đặc biệt là trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, SingaporeLiên Xô cũ.

Trong những năm 1970 và 1980, UNESCO hỗ trợ cho một "Trật tự thông tin và truyền thông thế giới mới" (New World Information and Communication Order), và báo cáo MacBride (MacBride report) của nó kêu gọi dân chủ hóa phương tiện truyền thông và tiếp cận bình đẳng hơn với các thông tin, đã bị lên án ở các nước vốn có nỗ lực kiềm chế tự do báo chí.

UNESCO đã được một số nước cảm nhận như là sân đấu cho các nước cộng sản và các nhà độc tài của thế giới Thứ ba để tấn công phương Tây[28]. Nó thể hiện rõ rệt trong tố cáo của Liên Xô vào những năm cuối thập niên 1940 và đầu những năm 1950. Năm 1984, Hoa Kỳ đã cắt giảm của mình đóng góp và rồi rút lui khỏi UNESCO để phản đối, tiếp theo năm 1985 là Vương quốc Anh. Singapore cũng rút theo, với lý do phí thành viên tăng.[29]

Sau khi thay đổi chính phủ trong năm 1997, Anh gia nhập trở lại. Hoa Kỳ gia nhập lại vào năm 2003, tiếp theo là Singapore ngày 08/10/2007.

Israel

Wikileaks và UNESCO

Vào ngày 16 và 17 tháng 2 năm 2012, UNESCO đã tổ chức một hội nghị mang tên Truyền thông thế giới sau WikiLeaks và Tin tức thế giới (The Media World after WikiLeaks and News of the World). Mặc dù tất cả sáu tấm áp phích đều tập trung về WikiLeaks, nhưng lại không có ai từ WikiLeaks được mời là diễn giả. Sau khi nhận được đơn khiếu nại từ người phát ngôn WikiLeaks Kristinn Hrafnsson, UNESCO đã mời ông tham dự, nhưng không đưa ra bất kỳ một vị trí trên bảng.[30] Các đề nghị cũng chỉ được đưa ra một tuần trước khi hội nghị được tổ chức tại Paris, Pháp. Những diễn giả khác như David Leigh và Heather Brooke thì lên tiếng công khai chống lại WikiLeaks và người sáng lập Julian Assange trong quá khứ.

WikiLeaks phát hành một thông cáo báo chí vào ngày 15/02/2012 tố cáo UNESCO trong đó nói: "UNESCO đã tự biến mình thành một trò đùa về nhân quyền quốc tế. Sử dụng "tự do ngôn luận" để kiểm duyệt WikiLeaks từ một hội nghị về WikiLeaks là một điều Orwellian ngớ ngẩn vượt mọi ngôn từ. Đây là một sự lạm dụng quá quắt Hiến chương UNESCO. Đây là thời gian để chiếm UNESCO."[31] Kèm theo tuyên bố là email trao đổi của người phát ngôn WikiLeaks Kristinn Hrafnsson và ban tổ chức hội nghị UNESCO.

Liên quan

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu Tổ Chức SCP Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Tổ chức Y tế Thế giới